Đăng ký học: 0931 755 305
Tư vấn sản phẩm: 0939 083 690
Bài viết được chia ra nhiều phần nhỏ, bài tập nghe MP3 và các mẫu câu luyện thanh để các bạn tự luyện tập thanh nhạc.
Tuy nhiên, việc các bạn tự luyện tập chắc chắn sẽ không hiệu quả bằng các bạn có huấn luyện viên hướng dẫn thanh nhạc cho bạn.
Mời các bạn đam mê ca hát cùng tham khảo và luyện tập thanh nhạc qua bài viết này nhé
Bài 1: Hơi thở trong thanh nhạc
1.Tập phát âm rõ ràng.
Muốn học Thanh nhạc tốt, trước hết phải tập phát âm. Để phát âm rõ ràng, ta phải tập đọc mỗi ngày vài mươi trang sách. Đọc thật kỹ từng chữ đến đến nỗi trong khi nói chuyện bình thường ta cũng phát âm kỹ lưỡng từng chữ, là thành công. Nếu khi nói chuyện với mọi người mà còn phát âm vội vã, chưa tròn chữ thì phải luyện tập tiếp.
2.Điều khiển được âm lượng và tốc độ nói trong luyện tập thanh nhạc.
Âm lượng khi nói: Nói quá khẽ như người hụt hơi hoặc quá mạnh như quát mắng đều không đúng. Bạn nên khống chế giọng nói với âm lượng vừa phải. Đảm bảo nhả chữ rành rọt, rõ ràng, trong sáng.
Khi luyện tập thanh nhạc, bạn nên đứng trước gương để theo dõi chỉnh sửa ngôn ngữ cơ thể. Nếu muốn hạ thấp giọng thì trước hết phải điều chỉnh tâm trạng cho thật thoải mái. bạn hãy liên tưởng đến một số làn điệu quen thuộc.
Ngoài ra còn phải luyện tập thanh nhạc bằng cách nói chuyện tỉ tê thầm thì. Trong một đoạn có câu nói to cao giọng, nhấn chủ âm. Có câu hạ thấp giọng thầm thì như gió thoảng. Như vậy bạn sẽ có tác dụng cuốn hút người nghe hơn.
Tốc độ nói: Người nói nên tránh đều đều suốt từ đầu đến cuối. Phải có lúc nhanh, phải có lúc chậm. Có lúc bạn nên ngưng một chút để mọi người suy nghĩ. Tránh nói quá nhanh hoặc quá chậm. Ta phải khéo điều chỉnh tốc độ sao cho vừa phải, đừng nhanh, nhưng cũng đừng rề rà quá.
3.Luyện tập thanh nhạc để tạo ngữ điệu êm ái.
Ngữ điệu là sự trầm bỗng của các tiếng phối hợp với nhau. Phù hợp với tình cảm và ý nghĩa cần biểu đạt. Ngữ điệu không đòi hỏi phải lả lướt như điệu nhạc, nhưng cũng cần sự êm ái.
Một trong những cách để có một ngữ điệu êm ái là tập nói rồi ghi âm và nghe lại giọng nói của mình. Ngoài ra thì việc thỉnh thoảng hát một giai điệu yêu thích nào đó cũng là cách rất hiệu quả để luyện ngữ điệu.
4.Tạo sức truyền cảm.
Sự chân thành xuất phát từ bản thân người nói sẽ dần dần tạo nên âm sắc và tính truyền cảm. Đây là điều không thể làm khác đi được. Khi tiếp xúc với ai, ta chỉ muốn người đó được vui vẻ, hài lòng, thoải mái. Tấm lòng chân thành muốn cho mọi người vui là nguyên nhân bạn có giọng nói truyền cảm. Chính vì vậy, người ta thường nói giọng nói biểu thị nội tâm.
Bài 2: Nguyên tắc vàng: NÓI GIỌNG BỤNG
Liệu bạn có biết rằng hầu như tất cả những người thành đạt, giàu có, những chính trị gia đều có âm phát ra từ trong bụng? Nói giọng bụng tức là lấy hơi thở từ cơ bụng. Người nói giọng bụng thì tiếng trầm và sâu lắng. Nhưng làm thế nào để có thể tập luyện được phương pháp nói giọng bụng?
Các bài luyện tập thanh nhạc sẽ giúp bạn làm điều đó.
+ Bước 1: Bạn Tập lấy hơi từ bụng trong luyện tập thanh nhạc
Trước tiên đặt 2 tay lên ngực và bụng để xem cách hít thở sâu bình thường như thế nào. Thông thường khi hít vào thì ngực căng ra nhưng bụng lại hơi co lại, khi thở ra thì ngực xẹp xuống và bụng lại hơi phình ra.
Sau đó chủ động dùng ý chí để điều khiển hơi thở, khi hít vào thì cùng lúc cố dồn khí xuống vùng bụng (cái này trong chưởng nó gọi là “vận khí vào đan điền”)
Khi hít sâu, ngực bạn hơi căng 1 chút, còn bụng căng nhiều hơn. Khi thở ra thì bụng xẹp xuống và ngực cũng xẹp xuống 1 chút.
Bạn luyện lấy hơi bằng bụng trong khoảng 30 ngày sẽ quen.
Bước 2: Luyện tập thanh nhạc bằng cách mở vòm cộng minh (khoang miệng)
Khi phát âm, mở to vòm miệng để hơi từ bụng cộng hưởng bên trong khoang miệng, tạo nên tiếng vang. Sử dụng vòm cộng minh sẽ giúp cho bạn không phải cố gắng lên giọng bằng dây thanh quản. Bạn sẽ đỡ bị khản tiếng trong quá trình luyện tập thanh nhạc hay hát.
Khi luyện cách sử dụng vòm cộng minh, cố gắng phát âm to và tròn chữ, chậm và vang. Sau đó thay đổi cao độ, phát âm từ các âm trầm tới âm bổng.
Khi mới luyện tập, thời gian đầu chưa dùng quen. Bạn nhầm cách phát âm dựa chủ yếu vào cổ họng và dây thanh quản. Điều này làm bạn dễ khản tiếng. Khản tiếng tức là cổ họng và dây thanh quản của bạn đang bị tổn thương nhẹ. Gặp trường hợp này bạn tránh cố quá sức, sẽ ảnh hưởng tới chất giọng sau này.
Cơ thể bạn sẽ thích nghi sau một thời gian luyện tập thanh nhạc
Sau khi luyện tập thanh nhạc một thời gian đúng phương pháp. . Khi bạn phải phát âm to, cơ thể sẽ điều chỉnh hợp lý. Thêm vào đó là sự điều khiển cho chủ ý từ não, để sử dụng vòm cộng minh một cách hiệu quả.Bạn tập lấy hơi từ bụng và sử dụng vòm cộng minh là đã cải thiện được giọng nói rất nhiều.
Trong luyện tập thanh nhạc, còn mấy bài tập nâng cao hơn nữa. Nó dành cho những dân chuyên nghiệp. nếu bạn muốn trở thành chuyên nghiệp trong luyện thập thanh nhạc, chúng tôi sẵn sàng giúp bạn.
Tóm lại, người có giọng nói hay sẽ tự tạo hấp dẫn cho bản thân mình, khiến cho người nghe chú ý, yêu mến và thích được nghe mãi.Trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong công việc, giọng nói hay sẽ mang lại nhiều cơ hội và thành công cho người sở hữu nó. Bạn hoàn toàn có thể sở hữu một giọng nói hay nếu dành thời gian cố gắng rèn luyện tập thanh nhạc
+ Mở thanh quản (hay là mở họng) trong luyện tập thanh nhạc
Để có thể hát cao hơn, bền hơn mà không bị đau họng. Sau khi lấy hơi để “lên” 1 đoạn nào đó bạn phải uốn lưỡi sao cho nó có hình chữ U khi nhìn vào. Cách tốt nhất để kiểm tra xem mình đã hát đúng hay chưa là nên tập trước Gương. Bạn nhìn vào gương soi thấy rõ cái hột gà và cái lưỡi nó lõm xuống thì tức là bạn mở họng đúng cách.
Mở khẩu hình đúng trong luyện tập thanh nhạc
Tức là liên quan đến cách phát âm. Khi hát lời 1 bài, bạn phải mở rộng miệng, phát âm cố gắng sao cho rõ ràng từng chữ. Nếu bạn để ý, bạn sẽ nhận thấy các ca sĩ chuyên nghiệp đều có khẩu hình rất chuẩn. Khi hát, bạn nên để ý 1 số điểm sau: thả lỏng hàm dưới, cơ hàm mềm, tránh căng cứng
Bài tập hơi:
Thổi nến – (tập thở):hổ
Thắp 1 ngọn nến để cách xa khoảng 50 cm hoặc hơn (ngồi trong phòng kín gió). Lấy hơi sâu và thổi thật đều hơi sao cho ngọn nến nó rung đều hoặc nghiêng đi 1 góc cố định nào đó cho đến khi dứt hơi. Mục đích là để ta có thể lấy được hơi dài và điều chỉnh hơi đều. Thường thì khi sắp hết hơi thì độ mạnh của hơi thổi ra bị giảm. Bạn phải tập điều chỉnh làm sao để từ khi bắt đầu thổi đến khi ngắt là phải có 1 độ mạnh như nhau.
Ngụp nước:
Luyện âm (“a” và ” i” thôi) để phát âm được hay và chuẩn
Khi bạn luyện tập thanh nhạc, âm “a” là dễ nhất trong tất cả các âm. Và âm “i” đúng là cái loại khó nhất. Luyện âm “i”phải đẩy lên mũi thì ta sẽ hát được tốt và được tiếng đẹp hơn. Chính vì thế bài tập ngụp nước trong bài tập luyện thanh nhạc sẽ giúp chúng ta rất nhiều.
Lấy 1 chậu nước sạch, đặt lên ghế cao càng tốt để người ta khỏi bị gập quá khi ngụp. Hít 1 hơi thật sâu, ngụp mặt vào chậu nước (tai phải ở trên mặt nước) và bắt đầu nói hoặc hát từng câu mà có âm “a” và âm “i”.
Âm a đơn giản bạn chỉ cần phát 1 hơi chữ “a” cũng được, sao cho bạn nghe được tiếng “a” đấy gần được như nghe “trên bờ” là đạt. Các bạn cứ thử dần dần rồi sẽ khám phá ra nhiều điều thú vị. Còn âm “i” cũng cách làm như vậy với câu hát nào có âm i ở cuối câu. Bạn sẽ biết là âm “i” có đẩy lên mũi không qua việc bóng khí sẽ thoát ra từ mũi bạn
Phải cố gắng và phải luyện đấy vì có thể bạn sẽ bị sặc nước vào mũi vì cách luyện tập này. Chăm chỉ chiêu này khi tập luyện thanh nhạc thì khi hát, âm “i” của bạn cực đẹp. Bạn cũng có thể dùng cách này để luyện cao độ (tăng dần tông lên).
Bình luận