Đăng ký học: 0931 755 305

Tư vấn sản phẩm: 0939 083 690

PHÂN BIỆT ĐÀN TRANH VIỆT NAM VÀ ĐÀN TRANH TRUNG QUỐC

Điều đầu tiên các bạn cần phải nhớ, đàn tranh Trung Quốc (thường được gọi là đàn cổ tranh hoặc đàn guzheng) hay đàn tranh Việt Nam đều có CHUNG một xuất phát điểm là đàn sắt vô cùng cổ xưa ở Trung Quốc. Nên có thể gọi đàn tranh Trung Quốc là ‘ông tổ’ của đàn tranh Việt Nam cũng không sai (nó cũng là ông tổ của hầu hết các dòng ‘tranh’ ở Châu Á). Sẽ có một số bạn cảm thấy “khó chịu” khi biết nguồn gốc của cây đàn dân tộc mình là ở Trung Quốc chứ không phải ở Việt Nam, và nghĩ rằng nó không ‘thuần Việt’. Nhưng chúng ta phải biết điều đó để tiếp tục phát triển, phát huy chứ không phải biết để chối bỏ nguồn gốc chỉ vì nó không hợp ý mình. Suy cho cùng, học đàn học nhạc là để giải stress sau một ngày vất vả xô bồ và tiếng đàn chính là người bạn tri âm tri kỷ nên những loại nhạc cụ luôn luôn phong phú và là biểu tượng đặc sắc của mỗi quốc gia. Hãy đọc tiếp để có một cái nhìn trực quan và chi tiết hơn về hai loại nhạc cụ này.

Bề ngoài tuy có vẻ giống nhau, nhưng đàn tranh việt nam và đàn guzheng có cấu tạo, thiết kế và kĩ thuật chơi có rất nhiều điểm khác nhau.

Âm Sắc :

  • Âm thanh của Đàn cổ tranh TQ Guzheng: có phần giống tiếng nước suối róc rách mang tới cảm giác thánh thót .Tự nhiên mà thanh nhã chứ không dồn dập dung tục.
  • Âm thanh của Đàn tranh Việt Nam có phần trong, cao và sáng có khả năng thể hiện tốt các giai điệu vui tươi, có một điều là đàn tranh Việt không thích hợp lắm với phong cách trầm hùng, khỏe mạnh.

Kỹ Thuật :

  • Kỹ thuật chơi Đàn Guzheng là loại nhạc khí dùng để độc tấu, hòa tấu, đệm hát nhạc dân ca, dòng nhạc hiện đại, kết hợp với C-pop, nhạc Âu Mỹ,…
  • Kỹ Thuật chơi Đàn Tranh Việt Nam thường được sử dụng để độc tấu, hòa tấu, đệm cho ngâm thơ, hát, tham gia trong các dàn nhạc tài tử, phường bát âm, dàn Nhã Nhạc và các dàn nhạc dân tộc tổng hợp.

Cấu tạo :

  • Guzheng hiện đại có chiều dài chuẩn là 1m63 với 21 dây đàn được sắp xếp từ cao dần (dây 1) lên thấp dần (dây 21). Dây đàn là dây sắt, nhưng để phù hợp cho các dòng nhạc sau này, đàn tranh Trung Quốc đã được cải biên, bọc nylon các sợi dây đàn cốt để âm thanh trầm ấm và đanh hơn.

  • Đàn tranh Việt Nam hiện đại được biết đến phổ biến là những loại 16, 17 hay 19 dây. Khung đàn hình chữ nhật, dài 110 đến 120cm. Dây từ dây tơ sang dây cước (dây đồng) đến dây thép.

Bề mặt đàn :

  • Trên mặt đàn guzheng CHỈ CÓ NHẠN ĐÀN các chốt vặn để lên tone dây đàn được thiết kế ở TRONG HỘC ĐÀN bên tay phải (như hình trên). Các bạn sẽ sử dụng một chiếc cần để kéo và một chiếc máy để chỉnh âm.

  • Đàn tranh Việt Nam, các chốt này NẰM TOÀN BỘ TRÊN MẶT ĐÀN (đó là lý do vì sao các bạn thấy trên mặt đàn có hai dãy nhô lên, đấy chính là dãy nhạn + trục đàn).

Móng gảy đàn :

  • Móng gảy đàn Guzheng thường sử dụng là móng nhựa, móng đồi mồi. Một bộ móng đầy đủ sẽ gồm 8 móng (4 ngón tay phải + 4 ngón tay trái). Nghệ sĩ khi biểu diễn sẽ dùng băng keo vải để quấn các móng gảy vào ngón tay.

  • Móng gảy đàn tranh Việt Nam một bộ đầy đủ chỉ có 3 móng cho tay phải. Móng gảy đàn tranh Việt Nam thường được làm bằng inox hoặc đồi mồi, phần móng thường được thiết kế có khuôn đeo vào tay.

Giá sản phẩm :

  • Giá thành của guzheng dao động rất nhiều, từ khoảng 3 triệu đến rất rất lớn tùy thuộc vào kích cỡ, chất gỗ và các thương hiệu sản xuất đàn.
  • Giá của đàn tranh Việt Nam ‘mềm’ hơn Guzheng rất nhiều.

Như vậy, học chơi Guzheng hay đàn tranh Việt Nam đều được, không có gì xấu nếu lựa chọn guzheng thay vì ‘nhạc cụ dân tộc’. Quan trọng là bạn thích loại đàn nào, dòng nhạc bạn muốn theo đuổi là gì, khả năng tài chính của bạn đến đâu,… mà lựa chọn loại nhạc cụ để theo đuổi. Hãy vui vẻ và quyết tâm với đam mê của mình. Chúc các bạn thành công.


  • Đăng ký Dịch vụ/Sản phẩm
  • Đăng ký Khóa học

    Con số 7 + 7 ?

    Bình luận

    4.7 3 votes
    Đánh giá bài viết
    Đăng ký
    Thông báo
    guest
    0 Góp ý
    Inline Feedbacks
    View all comments

    Các tin liên quan

    image-cart
    0
    Would love your thoughts, please comment.x
    ()
    x